- No products in the cart.
12 Nguyên tắc sử dụng bồn rửa mắt
0 commentCác cơ quan Quản Lý an toàn lao động yêu cầu lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp tại nơi làm việc để người lao động có thể truy cập và sử dụng trong trường hợp bị hóa chất, bụi bẩn hoặc các chất kích thích khác bắn vào mắt họ. Tuy nhiên, lắp đặt và sử dụng bồn rửa mắt không đúng quy cách là việc thường xuyên bị vi phạm nhưng ít được đề cập đến, việc này dẫn đến trở ngại trong việc điều trị chấn thương mắt. Sau đây là 12 Nguyên tắc sử dụng bồn rửa mắt
1. Đảm bảo lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp trong khu vực làm việc
Yêu cầu bồn rửa mắt phải được đặt trong “khu vực làm việc” nơi có các loại hóa chất độc hại và ăn mòn khác được sử dụng. Ngoài ra, nên lắp bồn rửa mắt khẩn cấp kể cả những khu vực làm việc thông thường như nhà bếp và các khu vực ăn uống nơi mà có khả năng sử dụng các chất ăn mòn, chất tẩy rửa.
2. Lắp đặt bồn rửa mắt đúng cách
Cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Tùy theo loại bồn rửa mắt mà có hướng dẫn lắp đặt chính xác để đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu như chiều cao, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ nước và nhiều hơn nữa.
3. Không đặt bồn rửa mắt sau cánh cửa đóng kín
Việc đặt bồn rửa mắt trong một phòng kín hoặc bị che khuất sau một cánh cửa sẽ làm cho việc truy cập và sử dụng thiết bị trở nên khó khăn. Ngay cả khi bồn rửa mắt không được sử dụng thường xuyên, nó cần phải được chuẩn bị luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng ngay.
4. Không đặt bồn rửa mắt ở một góc hẹp
Điều này có thể làm cản trở dòng chảy của vòi phun, người sử dụng phải đứng ở một vị trí không thoải mái làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
5. Loại bỏ vật cản trên đường đến bồn rửa mắt
Tránh đặt bất cứ vật gì trên đường, phía trước hoặc bên dưới bồn rửa mắt, tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng truy cập bồn rửa mắt mà không bị cản trở.
6. Kiểm soát nhiệt độ dòng nước
Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị mắt. Vì vậy, ta cần phải theo dõi nhiệt độ nguồn nước để đảm bảo nước luôn trong trạng thái ấm, như tiêu chuẩn ANSI đã quy định.
7. Đảm bảo nguồn nước không nhiễm bẩn
Tiêu chuẩn ANSI quy định thiết bị chứa nước phải sạch không bị bám rong rêu bụi bẩn và nguồn nước phải được kiểm tra thường xuyên đảm bảo nước sạch, phải uống được.
8. Đảm bảo nguồn nước phải đầy đủ, không bị ngắt
Tiêu chuẩn ANSI quy định thiết bị chứa nước phải được đổ đầy, không bị ngắt khi sử dụng. Đảm bảo đủ cung cấp tối thiểu trong 15 phút điều trị.
9. Vệ sinh thiết bị sau khi sử dụng
Đảm bảo thiết bị phải được làm sạch, khử trùng, rửa sạch và lau khô các bộ phận bao gồm vòi rửa mắt, vòi phun, chậu rửa, ống dẫn…sẽ tăng hiệu quả mỗi lần kích hoạt. Khi sử dụng hóa chất hoặc chất tẩy rửa để làm sạch thiết bị phải dùng nước để rửa lại tránh để chất tẩy rửa còn tồn đọng trong thiết bị.
10. Không che phủ thiết bị
Không dùng các tấm nilon hoặc tấm bạt để che lên bồn rửa mắt với mục đích chống bụi. Điều này có thể làm cản trở hoặc làm chậm thời gian kích hoạt bồn rửa mắt.
11. Không sử dụng nguồn nước hoặc dung dịch rửa mắt hết hạn
Tránh sử dụng dung dịch rửa mắt đã quá hạn sử dụng (đối với bồn rửa mắt di động, hoặc thiết bị rửa mắt sử dụng bồn chứa nước) vì chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hây hại cho mắt. Theo quy định của tiêu cuẩn ANSI nên xả nước hàng tuần đối với thiết bị rửa mắt cố định để đánh trôi bụi bẩn, rong rêu hoặc vi khuẩn bám trong thiết bị. Thay nước từ 3-6 tháng một lần đối với thiết bị rửa mắt di động và từ 2-3 năm một lần đối với chai rửa mắt khẩn cấp. Lưu ý, nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nên ghi rõ ngày kiểm tra và ngày hết hạn lên thiết bị.
12. Không tự ý lắp đặt, thay đổi phụ kiện thiết bị
Không được tự ý nâng cấp, sửa chữa hay thay đổi đường ống, vòi phun từ các thiết bị khác làm thay đổi hiệu suất của thiết bị. Trừ những thay đổi đặc biệt được nêu ra trong hướng dẫn của nhà sản xuất.